ghế da ô tô bị mốc

Ghế da ô tô bị mốc do đâu?

Ghế da ô tô bị mốc là tình trạng khá phổ biến với các detailing workshop. Điển hình là sau đợt giãn cách xã hội, 10 xe thì 6 xe cần vệ sinh nội thất xử lý mốc ghế. Hay sau mấy tháng ẩm ướt là lại có xe xuất hiện đám mây trắng trên chỗ ngồi. Nhiều người cho nguyên nhân là do lâu không sử dụng xe. Tuy nhiên đó không phải cái gốc rễ. Có những xe được chăm sóc kỹ, để nửa năm cũng đâu mốc nấm. Bài viết này sẽ chia sẻ 3 nguyên nhân cốt lõi nhất tới anh em nhé.

1. Ghế da ô tô bị mốc do không vệ sinh nội thất định kỳ

ghế da ô tô bị mốc

Mấy bác tài đừng nói em viết thế này để lùa các bác làm vệ sinh nội thất nhé. Ghế là vị trí mình tiếp xúc thường xuyên nhất trên xe. Hơi ẩm từ cơ thể, mồ hôi, đất cát bụi bẩn trên ghế cũng thuộc top nhiều nhất. Không khí trong xe ẩm cũng làm vi khuẩn nấm bám lên bề mặt da nhiều hơn. Ngoài ra, nhiều bạn mua mấy chai dưỡng ghế da dạng nước làm ướt ghế nhiều hơn nữa. Trong một thời gian dài không được vệ sinh, các chất bẩn, vi khuẩn sẽ bám sâu trên bề mặt. Cùng với hơi ẩm, nó sẽ gây mốc trên da.

Một số loại vi khuẩn gây nấm mốc phổ biến:

  • Alternaria
  • Aspergillus niger
  • Aspergillus flavus
  • Cladosporium herbarum
  • Fusarium
  • Penicillium
  • Rhizopus stolonifer

Tốt nhất là anh em có xe nên vệ sinh định kỳ 3-6 tháng một lần. Trong quá trình sử dụng thì luôn để không khí trong xe khô thoáng. Kiểu đừng dùng máy tạo ẩm nữa.

2. Ghế da ô tô bị mốc do quá trình bảo quản da không tốt

nhà máy thuộc da

Trong thực tế, đây là một trong những nguyên nhân làm ghế da ô tô bị mốc rất phổ biến. Với yêu cầu khắt khe về chất lượng sản xuất và sự đảm bảo về môi trường nên chỉ có một số nơi trên thế giới có đủ điều kiện xây dựng nhà máy thuộc da thôi.

Các tấm da được thuộc ở nhà máy sau đó sẽ được vận chuyển đến các nhà máy hoàn thiện da thuộc. Quá trình bảo quản và vận chuyển lâu dài này thường phát sinh các nguy cơ gây ẩm mốc do vận chuyển và do sự thay đổi điều kiện khí hậu. Dù được phun hóa chất chống ẩm mốc nhưng nguy cơ ghế da bị mốc vẫn rất cao.

Do vậy, sau khi được hoàn thiện trên ghế ô tô, các ghế da ô tô luôn vẫn có khả năng bị ẩm mốc từ bên trong. Chỉ sau vài tháng sử dụng thôi, hiện tượng ghế da bị mốc sẽ xuất hiện và làm sạch ghế da bị mốc là không đơn giản.

3. Ghế da ô tô bị mốc do dùng máy hơi nước nóng để vệ sinh

vệ sinh ghế da ô tô bị mốc

Dùng máy hơi nước nóng để làm sạch và vệ sinh nội thất là cách làm phổ biến được các detailing workshop dùng từ nhiều năm qua. Vì dùng những sản phẩm vệ sinh và làm sạch ghế da hiệu suất thấp cần đến sự hỗ trợ của máy hơi nước nóng giúp làm rời các liên kết của chất bẩn cứng đầu trên ghế da.

Tuy nhiên, vì sử dụng máy hơi nước nóng không kiểm soát độ ẩm phù hợp nên thường gây ra hiện tượng dư thừa nước trên bề mặt ghế da. Xịt dung dịch vệ sinh ghế da trực tiếp lên bề mặt ghế da và không lau sạch kịp thời cũng là một cách làm sai lầm mà nhiều detailer thường mắc phải. Tất cả những nguyên nhân này làm cho ghế da quá thừa lượng nước và làm ghế da xe ô tô bị ẩm mốc.

Trong một số trường hợp, ghế da bị mất lớp top coat bảo vệ còn nhanh chóng thấm nước ẩm vào bên trong da, gây hư hỏng đến phần bên dưới. Sau một thời gian, các vi khuẩn gây ẩm mốc xuất hiện làm ghế da ô tô bị mốc.

Tổng kết

Ghế da bị mốc là hiện tượng thường thấy trên nhiều dòng xe. Để làm sạch ghế da bị mốc hiệu quả thì các detailing workshop cần biết chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Nếu bạn thường xuyên gặp tình huống này, đây là những thông tin hữu ích giúp bạn tẩy vết mốc trên ghế da hiệu quả hơn. Nếu xe của bạn thường vệ sinh nhanh, đây có thể là thời điểm bạn cần xem lại cách làm sạch ghế da của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển lên trên